Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Tết

Nhưng không, nó làkhông gian sốngcủa bốn con ng+ thống kê đà nẵng

【thống kê đà nẵng】Mười sáu phẩy bốn

Nhưng không,ườisáuphẩybốthống kê đà nẵng nó là không gian sống của bốn con người ngay tại vùng nông thôn ruộng đồng ngút ngát. Cái nơi vừa sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ học hành và cả tiếp khách của bốn con người.

Mười sáu phẩy bốn  - Ảnh 1.

MINH HỌA: TUẤN ANH

Chồng cô, một gã thợ mộc tay nghề xoàng xĩnh, những món gã làm chỉ phục vụ được nhu cầu bình thường của chốn dân quê. Thi thoảng, gã tìm được mấy mối sửa bàn ghế cho học sinh, lúc đó trông gã thật oách.

Mười sáu phẩy bốn mét vuông, với một chiếc nệm được gấp gọn ghẽ nơi góc phòng. Hai chiếc bàn học cho hai đứa nhỏ, một chiếc bàn để ti vi, một kệ nhựa để dép.

Sẽ thật sai lầm nếu nhìn vào những vật dụng đơn sơ đó mà nghĩ gia chủ không hiếu khách. Gã có thừa lòng hào phóng, chỉ có điều, mọi thứ hơi bề bộn. Mà khách của gã nhìn chung cũng toàn người dễ tính, dễ dãi. Hạng phàm phu tục tử, ăn cục nói hòn, bổ câu nào câu ấy như gậy vung chan chát ngoài sa mạc hun hút gió.

Nói về cô, vợ gã. Buồn cười.

Thường sau một ca trực đêm rũ rã, người ta chỉ muốn nằm vật ra mà ngủ. Tuổi của cô lại cần thật yên tĩnh giấc ngủ mới tìm về. Nhưng lạ chưa, sao không gian im ắng quá! Tiếng máy cưa xoàng xoạc đâu? Tiếng giàn liên hợp ào ào ràn rạt đâu? Tiếng máy khoan è è đâu? Cả tiếng búa chan chát vào những thanh gỗ đâu?

Cô lăn qua, rồi lật lại, tai cố dỏng lên lắng nghe. Chỉ có tiếng xì xào lộc cộc mãi tận hàng xóm. Lồm cồm bò ra khỏi chiếc nệm, cô mở cửa hé nhìn. Chiếc trại trống huơ, vài chú gà nhảy cả lên tay cầm của giàn liên hợp, vỗ cánh phành phạch rồi nhún đít ị một bãi, xong thong thả bỏ đi. Đúng là cái đồ… cô lầm bầm.

Cô đóng cửa cố dỗ dành giấc ngủ. Lấy chiếc áo đắp ngang mắt, lại lấy gối chèn quanh người. Cô ngọ nguậy mất hồi lâu, mắt vẫn thao láo. Tiếng lộc cộc của mấy quân mã pháo thưa dần, chắc thua rồi, cô tự nhủ. Cô nhẩm xem còn mấy nước đi, bao giờ thua hẳn…

Chợt mô-tơ của giàn liên hợp chạy rào rào. Có tiếng thân gỗ bị xẻ ra roèn roẹt. Tới đoạn có mắc, chúng rò rò dừng lại, rồi lại xoèn xoèn. Cô cảm nhận cả những làn bụi mịn bay xộc vào mũi, mùi gỗ ngâm lâu năm, ngai ngái, hoi hoi.

Cô hình dung gã, chồng cô, môi lệch theo tầm ngắm của mắt, người nghiêng theo mảnh gỗ nhỏ đang được tách ra. Gã rướn người cố giữ cho thanh gỗ chạy thẳng hàng. Roèn roèn, xoèn xoèn… giấc ngủ cô chênh vênh theo mỗi nhát gỗ bị xẻ ra, lăn lóc.

Cuộc sống chông chênh, mỗi ngày chỉ vài ba món hàng, thời gian nhàn rỗi nhiều. Sức dài, vai rộng, lại cứ lộc cộc gõ mấy quân xe mã cùng hàng xóm cho qua ngày kể cũng chán, gã bàn với vợ:

- Mẹ mi ở nhà lo con, tau đi.

- Đi đâu? - Cô buột hỏi.

- Đi theo công trình, lương khá - Rồi gã huyên thuyên về một tương lai xa ngái.

Cô chậc lưỡi, thôi kệ, may ra thay đổi cuộc đời.

Nằm ôm vợ trong tay, gã nhìn lên trần nhà, mấy tấm tôn fibro như mách bảo một điều hệ trọng. Gã dặn dò kỹ lưỡng, nhớ phải mượn ai, làm gì, hết bao nhiêu sau này về gã trả. Rồi gã chậc lưỡi:

- Chỉ cần qua hết mùa đông này, ráng thêm vài năm, mình làm hẳn cái nhà kiên cố. Đưa tay ôm chặt chồng, mắt cô long lanh mọng nước. Vài năm nữa thôi…

***

Roạt!

Thằng bé thảng thốt níu cánh tay chị, hai chị em nép sát vào góc tường ẩm ướt. Từng cơn gió quần quật nơi mái hiên. Cánh cửa rung lên bần bật, những chiếc then cài nhấp nhỏm chực bung. Gã gió hung hãn như con thú săn mồi, cứ lồng ngõ trên, lộn ngóc dưới như muốn đạp cửa tông vào. Tiếng lạo rạo trên mái tôn, ý chừng gã muốn giở nóc. Những chiếc bản lề gỉ sét cầu cứu bằng âm rin rít ghê người. Hai chị em chỉ biết ôm chặt nhau nhắm nghiền mắt. Nỗi sợ hãi ám ảnh giấc ngủ trẻ thơ theo từng cơn gió lốc.

Có tiếng máy xe nổ lạch bạch quen thuộc, như một luồng điện, con bé buông tay em chạy ngay lại cửa, gồng người giữ lấy tay cầm, cậu em theo sau. Hai chị em lắng nghe tiếng cởi đồ mưa sột soạt, tiếng gió giật phành phạch vào tấm bạt nơi hàng hiên, tiếng mẹ gọi cửa bị gió át trong đêm đứt quãng, rời rạc. Vội vàng mở then, một cơn gió lạnh thốc vào, hai chị em co rúm người nhưng thôi sợ hãi. Cô nhanh nhẹn lẻn vào trong rồi thay bé chị chốt lại then cài, xong cô quay qua ôm lấy hai con, hôn vào má trấn an chúng:

- Không sao rồi, mẹ xin lỗi, mẹ xin lỗi!

Cô dỗ dành các con bằng những nụ hôn ấm áp:

- Ngoan, chờ mẹ tí.

Với lấy chiếc đèn pin nhỏ xíu, cô vào buồng rũ bỏ bộ đồ sũng nước.

Mọi thứ thật tệ hại trong một đêm mưa. Chiếc giường ngủ chật chội với thau chậu xoong nồi hứng nước ngổn ngang. Chiếc nệm nhoẹt nước, cô loay hoay gấp lại dựng nơi góc buồng. Lôi từ tủ ra một tấm mền khô nguyên, cô chạnh lòng nhìn quanh nhà, không tìm được nơi nào tạnh ráo đủ một chỗ nằm cho ba mẹ con. Cô tặc lưỡi, giăng lại chiếc mùng, nước mưa theo lỗ đinh mái tôn chảy lịch bịch. Lấy cái bao ni lông lớn, cô phủ lên, nước mưa theo đó băng qua mùng chảy xuống chiếc xô cô hứng sẵn. Có thế đêm nay ba mẹ con mới có chỗ ngả lưng.

Lại gió, từng cơn gầm rít, những chiếc đinh vít sắp đầu hàng, chúng trơ trơ mặc gió giật lấy những tấm tôn liệng vung vãi. Hai đứa nhỏ run lên bần bật, cô ôm chặt lấy con, mắt thao láo mọng nước. Nửa đêm mưa gió thế này ai cũng chốt chặt cửa, biết đưa con đi đâu tránh bão bây giờ. Lòng cô rối bời hỗn độn.

Nghe báo sáng mai bão mới vào kia, giờ chỉ là gió là mưa thôi mà ngôi nhà dặt dẹo của mẹ con cô sắp bung nóc, đến ngày mai chẳng biết còn lại thứ gì.

- Mẹ ơi, con sợ!

- Bin cũng sợ!

Hai đứa trẻ bấu lấy mẹ, cô gồng mình lên trấn an con:

- Ừ mẹ biết rồi, chờ xíu trời sáng mình qua nhà chú, xíu nữa thôi, nghe con!

Nước mắt cô lăn dài, cố bặm môi kìm lấy tiếng nấc. Bọn trẻ rúc sâu vào nách mẹ thở đều đều. Căn nhà tồi tàn, từng mảng tôn fibro cũ nát không còn sức chịu đựng, tường loang lổ rỉ nước. Cô tựa lưng vào mảng tường ẩm, lòng thầm khấn nguyện gió lặng trời yên.

- Chị Ba ơi, chị Ba!

Cô giật thót, là tiếng gọi của em chồng, chú ấy đội mưa đến đón các cháu. Bin thót lên lưng, ôm chặt lấy cổ chú tin cậy, bé chị ôm lấy bức mền đã được mẹ cẩn thận cho vào túi ni lông. Cô vơ vội ít đồ cần thiết mang vào người, cả bốn dắt díu dò dẫm bước trong đêm mưa gió.

Bão đến sớm hơn dự đoán, cả xóm nghèo tao tác trong đêm, nhà ai cũng tường đơn vách mỏng. Những cơn bão lớn luôn là nỗi ám ảnh khôn cùng của những ai đã phải trải qua.

Bọn trẻ con được nhốt kỹ trong phòng khách nhà bác Quân, ngôi nhà khang trang nhất xóm, nơi có bộ cửa kính đẹp đẽ. Bọn trẻ thích thú nhìn ra bầu trời xám xịt, ngọn thông cao vút oằn cong rồi bật dậy kiêu hãnh, từng nhánh tả tơi mà cây vẫn ngạo nghễ bám sâu tận lòng đất.

Bin nhìn về phía nhà mình, níu lấy tay chị:

- Hai, hai, hai nhìn nhà mình kìa!

Như một thước phim được chiếu nơi màn ảnh nhỏ với kỹ xảo điêu luyện, từng dãy tôn fibro nhởm lên rồi hạ xuống theo từng đợt gió xoáy.

Gió chơi trò man rợ, gió thốc vào mái hiên giật phứt tấm bạt che nắng chắn mưa. Gió chơi trò tung hứng tất thảy mọi thứ trên đường đi của nó. Như một gã say ngạo ngược, à không, như một con thú đói thì hơn, gió hung hãn gào thét, gió luồng vào ngôi nhà đã bung cánh cửa. Từng mảng tôn bị vứt lăn lóc kêu rào rào thảm thương.

Mọi người nín lặng nhìn theo.

Cô thẫn thờ. Căn nhà còn lại vài mảnh tôn vụn, những tấm ván bị mấy chiếc đinh níu lại nằm lay lắt.

Vén lại tóc, cô xăn ống quần tận đùi, tay vác chiếc rựa. Những sợi dây điện nằm ngổn ngang khiến cô rùng mình nhớ lại cái hôm đoạn dây điện cũ mềm bị gió giật rớt vào vũng nước mưa, con Vàng theo chân cô tí tởn ra vục mặt vào vũng nước rồi trợn mắt ngã dụi. Cô điếng người hét thất thanh. Hàng xóm túa tới, kẻ ngắt dây điện, người tìm rơm. Cô ôm con Vàng khóc tu tu, thấy mình hay ai đó nợ con Vàng một mạng sống.

***

Mấy mùa đông qua rồi, vẫn mái tôn fibro xi măng rổn rảng đùa gió. Vẫn ba mẹ con lầm lũi vào ra trong căn nhà tuềnh toàng. Sự nỗi giận của mẹ thiên nhiên thật không còn từ nào để tả. "Ở đời trời hại mới hư", ông bà xưa dạy thế. Sự can thiệp thô bạo của bàn tay con người vào nguồn sống tự nhiên khiến nhân loại phải trả giá từ từ. Những dự án tàn phá không biết bao nhiêu héc ta rừng, dòng chảy bị chặn đứng, núi lở… cả những khí, chất thải không được xử lý cứ phả vào đất trời mênh mông.

Cô phơi lại mấy cuốn sách nhoẹt nước cho con. Từng mớ tri thức bết vào nhau, rách nát. Cô nghe mắt mình cay xè, muốn thoát cảnh lam lũ sớm hôm, chẳng phải tha phương tìm miền đất hứa, chỉ có con đường học.

Cuộc mưu sinh vẫn còn nhọc nhằn, không biết ở nơi xa xôi ấy, chồng cô có gom đủ để kịp về sửa sang lại căn nhà cho một mùa đông ấm áp.

Mà biết đâu ngày mai đây thôi, khi nắng tràn các con xóm, cô được cùng chồng và các con nhìn ngôi nhà khang trang của mình rực màu ngói đỏ. Màu ngói ấy cứ thắp dần trong cô một tia hy vọng, dù rằng, chúng chỉ gói trong mười sáu phẩy bốn mét vuông thôi. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap